Tóm lược Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2016

Đầu tháng 7, bão Nepartak đổ bộ vào Đài LoanTrung Quốc gây thiệt hại 1,5 tỷ USD. Cuối tháng 7 năm 2016, bão Mirinae bất ngờ bùng nổ cường độ (cấp 10-11 giật cấp 13) ngay sát ven biển Đồng bằng Bắc Bộ rồi đổ bộ vào Nam Định-Ninh Bình, quần thảo lâu trên đất liền gây thiệt hại rất nặng nề cho miền Bắc (289 triệu USD); trước đó cũng gây thiệt hại cho đảo Hải Nam (45 triệu USD). Sau đó, bão Nida đi vào biển Đông rồi đổ bộ Trung Quốc, gây mưa lũ cho vùng núi phía Bắc VN, nhưng thiệt hại nhỏ hơn nhiều so với Mirinae. Sang tháng 8, mùa bão bắt đầu bùng nổ với 7 cơn bão phần lớn tác động đến Nhật Bản (trừ Dianmu), trong đó Chanthu, Lionrock, Kompasu là 3 cơn bão đã đổ bộ vào Hokkaido, Nhật Bản lần đầu tiên kể từ năm 1951. Bão Lionrock còn gây lũ lụt ở Triều Tiên. Sang tháng 9, bão bắt đầu hoạt động rất mạnh. Bão Meranti đã trở thành một trong 3 cơn bão có sức gió mạnh nhất thế kỷ 21 (315 km/h trong 1 phút, áp suất 890hPa), ngoài ra là cơn bão cấp 5 thứ 3 và cơn bão có sức gió mạnh nhất (285 km/h giật 360 km/h) trên biển Đông. Bão Megi đạt cường độ mạnh nhất trên đảo Đài Loan. Cả hai cơn đều đổ bộ vào Phúc Kiến TQ, gây thiệt hại lên đến 3,6 tỷ USD. Bão Malakas tác động đến Đài Loan, Nhật Bản gây thiệt hại khá lớn. Bão Rai là một cơn bão yếu nhưng gây lũ lụt ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ vào trung tuần tháng 9/2016. Bão Chaba là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Trung Quốc kể từ sau bão Sanba năm 2012.

Khi La Nina bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 2016, tác động của bão và ATNĐ đến các nước trong vùng TBTBD bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Bão Aere có quỹ đạo phức tạp do tác động của KKL trên biển Đông, tan rồi hồi sinh thành 1 ATNĐ không chính thức đổ bộ vào Huế gây lũ lớn ở Bắc Trung Bộ, một số nơi đạt mức lịch sử và gây thiệt hại tổng cộng 2500 tỷ đồng (112 triệu USD). Bão Sarika và Haima tác động liên tiếp đến Philippines và Nam Trung Quốc gây thiệt hại lớn. Sang tháng 11 và 12, 2 ATNĐ và hoàn lưu sau bão Tokage gây ra các đợt mưa lũ lịch sử ở miền Trung VN và gây thiệt hại rất lớn về mọi mặt cho khu vực này. Đến cuối tháng 12, bão Nock-ten trở thành cơn bão mạnh nhất vào thời điểm Giáng sinh trước khi đổ bộ vào Philipines. Sau đó, tên bão Meranti, Sarika, Haima, Nock-ten bị khai tử vì gây thiệt hại lớn.

Tại Việt Nam, năm 2016 đã có tổng cộng 18 cơn bão và ATNĐ, nhiều hơn hẳn TBNN, đứng thứ hai sau năm 2013 (về số lượng, thua 1 cơn) và vượt qua năm 1964 (17 cơn), trong đó số bão hoạt động là 10 cơn (hơn TBNN 1 cơn) và 8 ATNĐ (nhiều hơn hẳn so với TBNN), nguyên nhân do La Nina hoạt động vào 3 tháng cuối năm nên bão, ATNĐ xuất hiện dồn dập trong khoảng thời gian này. Số bão ảnh hưởng trực tiếp là 4 cơn (ngoài ra còn bão số 6 hồi sinh nhưng chỉ tính là ATNĐ) tập trung ở ven biển Bắc Bộ. Còn số ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp là 3 cơn (tính cả ATNĐ do bão số 6 hồi sinh) tập trung ở Trung Bộ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2016 http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://english.cctv.com/2016/05/28/VIDESzEQ1KQvoGJ... http://www.gmanetwork.com/news/story/571421/scitec... http://sputniknews.com/asia/20160529/1040429141/gu... http://japan.stripes.com/news/lionrock-could-give-... http://www.hko.gov.hk/informtc/tcMain.htm http://www.weather.gov.hk/informtc/td0526/report.h... http://agora.ex.nii.ac.jp/cgi-bin/dt/search_name2.... http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/referenc... http://www.jma.go.jp/en/g3/